Bảo hiểm nhân thọ, tín hiệu khả quan từ đầu năm
Ngày càng nhiều khách hàng chủ động tìm đến bảo hiểm nhân thọ nhằm có giải pháp bảo vệ cho rủi ro khó đoán định của cuộc sống. Trong đó, không ít khách hàng tự tìm thông tin, kiến thức về bảo hiểm nhân thọ qua Internet và quyết định mua bảo hiểm.
Thu Hiền, 34 tuổi, làm việc tại một công ty tư nhân ở quận 1, TP.HCM vừa quyết định “chốt” một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dòng bảo hiểm liên kết chung (UL) với mệnh giá và phí đóng vừa khả năng tài chính của mình.
“Tôi nghĩ về bảo hiểm nhân thọ đã lâu nhưng vẫn chần chừ, giờ có thêm đứa con nữa thì quyết định luôn cho yên tâm. Tôi còn mua thêm một sản phẩm bảo hiểm sức khỏe”, Hiền nói.
Cũng tầm tuổi như Hiên, Thủy Tiên - công chức làm việc tại quận 3, TP.HCM chia sẻ, trong tháng này, cô sẽ “chốt” một sản phẩm bảo hiểm mới đưa ra thị trường của một công ty bảo hiểm nước ngoài. Thủy Tiên quyết định mua bảo hiểm cho mình và kèm theo gói chăm sóc sức khỏe cho con gái.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ có nhiều thay đổi khi các doanh nghiệp cố gắng thu hút nhiều khách hàng mới
Theo kết quả khảo sát PRI 2017 - chỉ số Mối quan hệ Prudential 2017 vừa được Công ty bảo hiểm Prudential công bố mới đây, tại Việt Nam, hơn một nửa lượng người tham gia khảo sát (53%) không đủ tự tin rằng mình có thể dành dụm đủ tiền để trang trải cuộc sống khi bước đến ngưỡng tuổi 80. Có đến 60% người Việt ưu tiên cho mục tiêu tích góp tiền bạc để hưởng tuổi hưu an nhàn. Đây là mục tiêu tài chính cao nhất của người Việt.
Cũng theo khảo sát, 43% người Việt lo ngại mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình khi về già và tỷ lệ này cao nhất so với các nước được khảo sát trong khu vực. Ngoài ra, có đến 60% người Việt luôn lo lắng khi nghĩ đến sức khỏe lúc về già, 46% có mối bận tâm đến việc sau này họ có còn minh mẫn hay không. Nhìn gần hơn, 30% số người cho rằng, sức khỏe của mình sẽ suy giảm trong vòng 5 năm tới. Thế nhưng, bất chấp các mối lo về sức khỏe ngày càng gia tăng, chỉ có 26% chủ động giữ gìn sức khỏe.
Quay trở lại thực tế có nhiều người chủ động tìm đến bảo hiểm nhân thọ, trường hợp của Hiền và Tiên dù không còn hiếm, nhưng chưa phổ biến. Về cơ bản, đa số khách hàng vẫn thụ động và thờ ơ với bảo hiểm, dù nhận thức về bảo hiểm nhân thọ đã có nhiều thay đổi tích cực. Chính vì thế, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn rất nhiều việc phải làm để gia tăng lượng khách hàng được bảo hiểm.
“Kết quả khảo sát đã mang đến cho chúng tôi sự thấu hiểu hết sức chi tiết, cụ thể về những mối bận tâm hàng đầu của người Việt Nam trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ cá nhân của họ. Điều này đã củng cố niềm tin để chúng tôi không ngừng gia tăng cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống của khách hàng, thông qua hệ thống sản phẩm và dịch vụ ưu việt”, ông Steve Clark, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ về kết quả cuộc khảo sát.
Prudential là hãng bảo hiểm lâu đời tại Việt Nam, nhưng thời gian qua đã có nhiều thay đổi để đón đầu những xu hướng mới trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Dự án MyDNA về kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng hay dự án MatchBook - chọn chuyên viên tài chính và đặt lịch hẹn của Công ty được khách hàng quan tâm.
Trong khi đó, nằm trong chiến lược “thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm”, hãng bảo hiểm FWD đã cho ra mắt sản phẩm “FWD Đón đầu thay đổi” - giúp việc sử dụng dịch vụ từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trở nên nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện. Cụ thể, khách hàng tham gia sản phẩm này có thể truy cập thông tin tài khoản hợp đồng bảo hiểm mọi lúc, mọi nơi và rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm một cách nhanh chóng chỉ với vài thao tác trên điện thoại thông minh hay các thiết bị có kết nối Internet.
“Thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ có nhiều thay đổi khi các doanh nghiệp cố gắng thu hút nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng quan trọng không kém, vì sự tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ duy trì hợp đồng”, một chuyên gia trong ngành nhìn nhận.
Thu Hiền, 34 tuổi, làm việc tại một công ty tư nhân ở quận 1, TP.HCM vừa quyết định “chốt” một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dòng bảo hiểm liên kết chung (UL) với mệnh giá và phí đóng vừa khả năng tài chính của mình.
“Tôi nghĩ về bảo hiểm nhân thọ đã lâu nhưng vẫn chần chừ, giờ có thêm đứa con nữa thì quyết định luôn cho yên tâm. Tôi còn mua thêm một sản phẩm bảo hiểm sức khỏe”, Hiền nói.
Cũng tầm tuổi như Hiên, Thủy Tiên - công chức làm việc tại quận 3, TP.HCM chia sẻ, trong tháng này, cô sẽ “chốt” một sản phẩm bảo hiểm mới đưa ra thị trường của một công ty bảo hiểm nước ngoài. Thủy Tiên quyết định mua bảo hiểm cho mình và kèm theo gói chăm sóc sức khỏe cho con gái.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ có nhiều thay đổi khi các doanh nghiệp cố gắng thu hút nhiều khách hàng mới
Theo kết quả khảo sát PRI 2017 - chỉ số Mối quan hệ Prudential 2017 vừa được Công ty bảo hiểm Prudential công bố mới đây, tại Việt Nam, hơn một nửa lượng người tham gia khảo sát (53%) không đủ tự tin rằng mình có thể dành dụm đủ tiền để trang trải cuộc sống khi bước đến ngưỡng tuổi 80. Có đến 60% người Việt ưu tiên cho mục tiêu tích góp tiền bạc để hưởng tuổi hưu an nhàn. Đây là mục tiêu tài chính cao nhất của người Việt.
Cũng theo khảo sát, 43% người Việt lo ngại mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình khi về già và tỷ lệ này cao nhất so với các nước được khảo sát trong khu vực. Ngoài ra, có đến 60% người Việt luôn lo lắng khi nghĩ đến sức khỏe lúc về già, 46% có mối bận tâm đến việc sau này họ có còn minh mẫn hay không. Nhìn gần hơn, 30% số người cho rằng, sức khỏe của mình sẽ suy giảm trong vòng 5 năm tới. Thế nhưng, bất chấp các mối lo về sức khỏe ngày càng gia tăng, chỉ có 26% chủ động giữ gìn sức khỏe.
Quay trở lại thực tế có nhiều người chủ động tìm đến bảo hiểm nhân thọ, trường hợp của Hiền và Tiên dù không còn hiếm, nhưng chưa phổ biến. Về cơ bản, đa số khách hàng vẫn thụ động và thờ ơ với bảo hiểm, dù nhận thức về bảo hiểm nhân thọ đã có nhiều thay đổi tích cực. Chính vì thế, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn rất nhiều việc phải làm để gia tăng lượng khách hàng được bảo hiểm.
“Kết quả khảo sát đã mang đến cho chúng tôi sự thấu hiểu hết sức chi tiết, cụ thể về những mối bận tâm hàng đầu của người Việt Nam trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ cá nhân của họ. Điều này đã củng cố niềm tin để chúng tôi không ngừng gia tăng cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống của khách hàng, thông qua hệ thống sản phẩm và dịch vụ ưu việt”, ông Steve Clark, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ về kết quả cuộc khảo sát.
Prudential là hãng bảo hiểm lâu đời tại Việt Nam, nhưng thời gian qua đã có nhiều thay đổi để đón đầu những xu hướng mới trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Dự án MyDNA về kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng hay dự án MatchBook - chọn chuyên viên tài chính và đặt lịch hẹn của Công ty được khách hàng quan tâm.
Trong khi đó, nằm trong chiến lược “thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm”, hãng bảo hiểm FWD đã cho ra mắt sản phẩm “FWD Đón đầu thay đổi” - giúp việc sử dụng dịch vụ từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trở nên nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện. Cụ thể, khách hàng tham gia sản phẩm này có thể truy cập thông tin tài khoản hợp đồng bảo hiểm mọi lúc, mọi nơi và rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm một cách nhanh chóng chỉ với vài thao tác trên điện thoại thông minh hay các thiết bị có kết nối Internet.
“Thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ có nhiều thay đổi khi các doanh nghiệp cố gắng thu hút nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng quan trọng không kém, vì sự tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ duy trì hợp đồng”, một chuyên gia trong ngành nhìn nhận.
Leave a Comment